ĐTHT có nhiều loại khác nhau và các sản phẩm từ ĐTHT cũng rất đa dạng. Các sản phẩm từ ĐTHT tồn tại dưới dạng khô, tươi, dạng viên, dạng nước, dạng con,…Vì vậy, ĐTHT đã được sử dụng bằng nhiều cách khác nhau để phát huy công dụng (Thương và cộng sự, 2016):

Đối với dạng khô và tươi:

  • ĐTHT có thể được ăn sống theo cách dùng nước ấm rửa sạch rồi nhai.
  • ĐTHT được dùng làm nước uống để giữ được mọi dược tính của ĐTHT, ĐTHT có thể dùng để hãm trà hoặc dùng kết hợp với nhân sâm hãm trà để tăng công dụng của ĐTHT.
  • ĐTHT có thể dùng kết hợp với loại dược phẩm khác như nhân sâm, lộc nhung…để ngâm rượu, là một phương pháp để bổ sức khỏe cho phái nam. 
  • ĐTHT dùng ngâm cùng mật ong cũng là cách dùng tiện lợi, là phương pháp bổ dưỡng và làm tăng thêm công dụng của ĐTHT đối với sức khỏe.
  • ĐTHT dùng để nấu ăn: Dùng ĐTHT để nấu cháo; dùng để hầm với các loại thịt; chưng với yến góp phần tăng thêm thực đơn thơm ngon bổ dưỡng cho gia đình.

Đối với dạng viên và dạng nước: Đây là những dạng đã qua chế biến nên được sử dụng trực tiếp theo hướng dẫn về cách sử dụng và liều lượng ghi trên bao bì sản phẩm.

Như vậy, dưới góc độ khoa học, ĐTHT có rất nhiều những công dụng khác nhau. ĐTHT được ứng dụng như một dạng dược liệu trong việc điều trị bệnh, như một dạng thảo dược để tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể và làm đẹp dành cho phụ nữ. Các sản phẩm từ ĐTHT rất đa dạng, vì vậy, để phát huy công dụng, ĐTHT cần phải được sử dụng đúng cách theo từng dạng tồn tại khác nhau.

Tài liệu tham khảo:

1. Dương Ngọc Tú, Hồ Văn Khánh, Nguyễn Quyết Tiến, Dương Việt Linh, Vũ Thị Linh, Nguyễn Trần Bình Minh, Hà Minh Cương, Trần Đức Đại, Bùi Đức Trung, 2018. Chiết xuất và phân lập một số hợp chất từ đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) nuôi cấy tại Đà Lạt. Tạp chí Dược học, T. 58, S. 1 (2018).

2. Đái Duy Ban và Lưu Tham Mưu, 2018. Đông trùng hạ thảo – Một dược liệu quý hỗ trợ điều trị các bệnh virus, ung thư, HIV/AIDS, đái tháo đường, suy giảm tình dục….và nghiên cứu phát hiện loài đông trùng hạ thảo mới tại Việt Nam. NXB Y học Hà Nội, 2018.

3. Nguyễn Thị Minh Hằng và Bùi Văn Thắng, 2017. Nghiên cứu nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo trên giá thể tổng hợp và nhộng tầm. Tạp chí Khoa học Công nghệ Lâm Nghiệp số 4-2017.

4. Nguyễn Thị Liên Thương, Trịnh Diệp Phương Danh, và Nguyễn Văn Hiệp, 2016. Nấm đông trùng hạ thảo Cordiceps Militaris: Đặc điểm sinh học, giá trị dược liệu, và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi trồng nấm. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ số 44 (2016): 9-5.

5. Nguyễn Thị Thanh Mai, Trần Bảo Trâm, Trương Thị Chiên, Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thị Phương Trang, và Mai Thị Đàm Linh, 2017. Đặc điểm sinh học, giá trị dược liệu và các phương pháp nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo Cordiceps militaris. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 7/2017.

6. Phạm Thị Lan, Đỗ Hải Lan, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Bạc Thị Thu, và Phạm Văn Nhã, 2016. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng tới sinh trưởng, phát triển và hàm lượng hoạt chất cordycepin của nấm Cordyceps militaris NBRC 100741 trên nhộng tằm.  Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 32, Số 2 (2016) 63-72. 7. Trần Văn Năm và Lê Thị Diệu Trang, 2014. Đông trùng hạ thảo – Công dụng, xu hướng sản xuất và thương mại. Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ. Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ, sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM.

Hotline: 028 3848 8285
SMS:0902 721 108 Nhắn tin Facebook Zalo: 0902.721.108